Sốc trước ảnh hưởng xấu của “cú đêm” đến khả năng học tập

Đã là học sinh thì việc làm cú đêm để ôn luyện là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, các ấy có biết việc thức đêm mặc dù giúp bạn tranh thủ được bài vở trong ngày hôm ấy nhưng lại có vô vàn tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất học hành của bạn đó nha!

Thức đêm học tập liệu có thật sự đem lại kết quả?

Trí nhớ suy giảm

Chúng mình thường có thức thêm một chút vì nghĩ rằng như vậy sẽ học được nhiều hơn, hoàn thành tốt hầu hết bài vở. Tuy nhiên, theo chứng minh của các chuyên gia thần kinh Mỹ thì việc làm “cú đêm” sẽ khiến các dây thần kinh hoạt động hết công suất làm khả năng ghi nhớ bài học sẽ giảm nhanh chóng. Thế nên, sau nhiều đêm thức học bài, ấy sẽ nhận ra trí nhớ của mình giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí ngay trong quá trình vừa “lơ mơ” học bài thì bạn đã không thể làm bài tập hay học thuộc chính xác được rồi. Theo ước tính của các nhà khoa học thì nếu bạn thức liên tục trong 3 ngày thì khả năng ghi nhớ sẽ giảm từ 2 – 3% cơ đó! Mà trí nhớ giảm rồi thì hiệu quả học tập cũng đâu còn nữa phải không nào?

Hệ thần kinh gặp trục trặc

Các ấy hãy luôn ghi nhớ rằng ban đêm chính là thời điểm hệ thần kinh giao cảm của con người được nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn phải hoạt động liên tục không ngừng. Kết quả là đến ngày hôm sau, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, chóng mặt, nhức đầu… Những triệu chứng này mới đầu chỉ diễn ra với tần suất ít và mức độ nhẹ nhưng lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh và trí thông minh bị giảm thiểu đáng kể. Đối với lứa tuổi dậy thì, điều này còn là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh như tự kỷ, trầm cảm, thiểu năng… cơ đó!

Và các tác hại đáng sợ lên sức khỏe

Buổi đêm là thời điểm để cơ thể chúng ta phục hồi lại sinh lực thế nên, những đêm thức ôn bài còn khiến sức đề kháng cơ thể các ấy suy giảm dẫn đến dễ cảm cúm, viêm đường tiêu hóa, dị ứng…

Bên cạnh đó, những người thức khuya cũng thường hay ăn đêm. Điều này không chỉ gia tăng nguy cơ béo phì mà nó còn khiến ấy dễ bị ung thư dạ dày do đường tiêu hóa phải làm việc liên tục nên việc tái tạo tế bào niêm mạc dạ dày không thể diễn ra một cách thuận lợi. Hơn nữa, trong khi ngủ, những thức ăn ứ lại ở dạ dày trong thời gian dài sẽ khiến cho dung dịch dạ dày tiết ra nhiều, làm kích thích niêm mạc, lâu ngày dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Thiếu ngủ sẽ khiến cho mạch máu luôn ở trong trạng thái căng thẳng, không cung cấp đủ máu cho tai giữa, ảnh hưởng rất lớn đến thính giác. Như vậy, nếu thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến bị điếc tai.

Nhưng tớ cần phải học bài thì phải làm sao đây?

Ở độ tuổi của chúng mình, thời gian cần ngủ mỗi ngày là 7 – 8 tiếng là tốt nhất. Trong giai đoạn cần học gấp rút, ấy có thể giảm thời gian ngủ xuống còn 6 tiếng nhưng phải đảm bảo rằng từ 0 – 3 giờ sáng ấy cần được ngủ ngon giấc. Nguyên nhân vì đây là thời gian cơ thể tạo ra các chất tái sinh, nâng cao hệ miễn dịch. Nếu chúng ta không ngủ đủ trong giai đoạn này, cơ thể sẽ suy sụp nhanh chóng. Vì thế, lời khuyên cho bạn là hãy đi ngủ từ 21 – 22 giờ để đến 0 giờ thì não bộ đã chìm vào giấc ngủ sâu. Dậy sớm vào lúc 4 giờ khi cơ thể đã được “sạc pin” hoàn toàn và khung cảnh yên tĩnh sẽ giúp các ấy dễ tiếp thu bài hơn đó!

Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp thời gian biểu một cách hợp lý, tránh dồn quá nhiều thời gian cho một việc mà hãy chia nhỏ ra sẽ giúp các bạn tránh được thức đêm để gạo bài cho hôm sau nhá!

Bạn có thể theo dõi phản hồi của bài viết này bằng RSS 2.0 feed. Bạn có thể để lại phản hồi, hoặc để lại trackback từ trang web của bạn.

Để lại phản hồi